0

CẢM THỤ NGHỆ THUẬT

Tác phẩm: TÔI LÀ AI ?

Cảm thụ nghệ thuật là một khái niệm còn khá mới mẻ với người Việt. Ở Việt Nam mọi người không có sở thích, thói quen đi xem triển lãm nghệ thuật, tranh ảnh đặc biệt là những người ngoại đạo. Gần như mọi người đều nghĩ nghệ thuật đều là những điều rất khó để cảm thụ. Rất xa vời, rất vi diệu không dành cho những người như mình. Thật ra không phải vậy, nghệ thuật cảm nhận từ tim. Nghệ thuật thâm sâu ở các tầng ý tứ, chính là tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật chạm tới trái tim của người thưởng thức. Hiện nay có rất nhiều hình thức nghệ thuật được truyền thừa và phát triển từ các thời đại trong quá khứ. Tuy nhiên, theo một người bạn của tôi nhận định thì nghệ thuật hiện đại đều đang đi lùi so với nghệ thuật quá khứ dù thực tế là nền văn minh nhân loại tưởng chừng như đang phát triển về mọi mặt. Điểm đặc biệt của nghệ thuật là làm cho người thưởng thức tán tưởng tư tưởng của tác gia và ca tụng kỹ thuật của tác phẩm.

Nhìn vào bức tranh này bạn cảm nhận được điều gì ? Bạn có từng tự hỏi câu tôi là ai ? Đây là tác phẩm của một tác giả Việt Nam. Thật ra không cần là người hiểu về nghệ thuật thì mới có thể cảm thụ được tác phẩm này. Tác phẩm này đang vẽ một cô gái trẻ, thanh tú, thanh thoát như tiên nữ giáng trần. Chiếc váy cô mặc cũng kiêu sa và mềm mại. Nhìn vào cô gái từ cách buộc tóc đến cách ăn mặc đều toát ra khí chất của một tiểu thư sang trọng. Cô đang ngồi trên bờ biển, có cảm giác như đang ngồi giữa lòng nước vì phía sau lưng cô bên trái là sóng cuộn trào dâng cao, bên phải dù mặt nước có cao nhưng rất bình lặng, tịch mịch. Cô đang ngồi đó, nửa góc mặt bên trái là một mảng tối, gió đang thổi mạnh tóc của cô. Còn nửa góc mặt bên phải là mảng sáng, ánh sáng đang rọi lên từng đường nét thanh tú của khuôn mặt cô, rọi cả nửa người bên phải của cô làm tô đậm nét thanh xuân tươi trẻ, rạng ngời, rực rỡ của cô. Bức tranh là 2 mặt đối lập giữa đen và trắng, giữa ánh sáng và bóng tối như phản chiếu nội tâm bên trong của cô gái vậy. Nhưng nhìn vào ánh mắt của cô, góc bên trái tối tăm của cô đang hướng ánh mắt vào một ánh sáng bên dưới trên quyển sách. Ánh sáng đó có thể rất nhỏ nhoi nhưng dường như nội tâm của cô đang cuồn sóng khi nhìn thấy vật ấy. Từ ánh mắt của cô gái có thể cảm nhận một sự điềm tĩnh, an hòa thật sự. Giữa lòng biển đang không ngừng dâng trào, cô lại nhìn thấy được ánh sáng hi vọng từ một vật bé nhỏ như vậy. Đó có phải là điều cô luôn tìm kiếm ?

Có lẽ cô đang tìm lại chính mình, giữa cái sáng và tối, sự phân tranh giữa yêu và hận, giữa ác và thiện lành. Chắc hẳn giờ bạn đã cảm thụ được tác phẩm này rồi. Nghệ thuật là sự dung dị từ cuộc sống, tô vẽ lên để truyền đạt một ý tưởng của tác phẩm. Nghệ thuật không là những điều cao cấp, xa vời. Nghệ thuật thật sự đi từ cuộc sống, là phản ảnh cuộc sống của con người, bối cảnh, nhân loại, quốc gia. Người làm nghệ thuật cũng giống như một nhà văn, tác giả cũng đang kể chuyện cho chúng ta nghe nhưng không phải qua con chữ mà qua từng nét chấm phá, màu sắc, nét vẽ. Mỗi tác giả truyền tải một câu chuyện, cái mà người thưởng thức cảm nhận được không phải là kỹ thuật của tác phẩm đó, vì đại đa số chúng ta không phải ai cũng học về nghệ thuật hay hiểu về kỹ thuật vẽ mà là cảm xúc và câu chuyện. Không chỉ có tác giả mà mỗi người thưởng thức cũng thấy sự gắn kết với vài bức tranh hay tác phẩm nghệ thuật. Sự gắn kết này đến từ nhận thức của bản thân người thường thức, thường những gì tương thông thì đều có cảm nhận tương thông. Nghĩa là từ câu chuyện của tác phẩm, người thưởng thức thấy được bản thân, câu chuyện của chính mình.

Nếu chỉ đề cập tới đây thì nghệ thuật chân chính vẫn thiếu phần rõ ràng, minh bạch. Vừa rồi, ở singapore có triển lãm tranh vẽ từ máu người. Ở giữa triễn lãm là một bình máu tươi. Có thể có ai đó nghĩ rằng việc vẽ từ máu mới tạo nên sự phá cách sáng tạo. Tạo ra một trào lưu mới, một hình thức nghệ thuật mới. Tuy nhiên đối với riêng tôi đó không được coi là nghệ thuật. Vì nó giống như một tội ác. Trên thế gian này tất cả đều có nhân duyên gắn kết với nhau, về mức độ thâm sâu bạn sẽ không thể nào thể ngộ được. Việc lấy máu tươi sẽ không từ nhân tâm của một người thiện lành, chỉ tâm niệm sáng tạo ra tác phẩm để đời, mang lại ý nghĩa đẹp đến cho tâm hồn người thưởng thức. Khi nhìn vào những tác phẩm đó, bạn sẽ cảm thấy gì? Tất cả đều là năng lượng, tất cả mọi vật trên thế gian này đều có năng lượng. Năng lượng là thứ chúng ta không thể thấy bằng mắt thường, nhưng có thể cảm nhận được. Vì chúng ta luôn có năng lượng, chúng ta sẽ cảm nhận ra được năng lượng từ các vật xung quanh là xấu hay tốt. Nghệ thuật phải đến từ cái tâm thiện lành, một tâm hồn cao đẹp. Chả phải như vậy mà khi bạn xem những phim tiên hiệp sẽ thấy nếu nhân tâm của người đánh đàn không thanh tịnh, thuần khiết thì tiếng đàn phát ra cũng giống như tâm vậy. Người thưởng thức cao thâm sẽ nghe tiếng đàn và hiểu được tâm hồn của người đánh. Người đánh đàn cũng như là một nghệ sĩ, tâm cần thuần tịnh, an yên thì tác phẩm nghệ thuật mới thể hiện rõ năng lượng tốt vô lượng. Có tác dụng chữa lành tâm hồn, gắn kết tâm hồn và khởi niệm tốt. Thế nên khi nhìn những tác phẩm của các tác giả nước ngoài như Leonardo da vinci & Michelangelo dù hình tượng nhiều nhân vật khỏa thân nhưng khi ta nhìn vào không hề khởi niệm tâm dục. Cho nên mới nói, những gì từ tâm thì sẽ được cảm nhận từ tâm và trân trọng.

xuongrongcogai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *